Rầy chổng cánh (Diaphorina Citri) hại cây có múi 04/04/2016

Đặc điểm hình thái:

Trưởng thành là 1 loài rầy nhỏ, có thân dài 2-3 mm, toàn thân màu xám tro, hơi phớt màu xanh, cánh màu trong đục có nhiều đốm nâu nhỏ.

Trứng hình bầu dục, dài 0,3 mm, có 1 đầu nhọn và được đính thẳng vào mặt lá, nách lá.

Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở có màu vàng tươi. Tuổi 2 và tuổi 3 có màu xanh lục. Tuổi 4 và tuổi 5 màu nâu vàng và 2 mầm cánh nhỏ.

 

Triệu chứng và tác hại:

Ấu trùng và thành trùng chích hút nhựa của lá và đọt non làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại có phiến lá nhỏ và xoăn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng trái.

Chất mật ngọt do rầy tiết ra là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quang hợp của cây.

Rầy chổng cánh là loại sâu hại phổ biến và là một trong những loại sâu hại nguy hiểm nhất  hiện nay trên cây có múi ở VN và các nước khác vì truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh (Greening).

Đặc điểm sinh học và sinh thái:

* Vòng đời:

- Trứng: 4 - 6 ngày

- Sâu non: 12 - 20 ngày

- Trưởng thành: Có thể sống trên 8 tuần.

* Sau khi hóa trưởng thành 4 - 5 ngày thì bắt đầu giao phối và đẻ. Trứng được đẻ thành từng cụm trên các đọt non. Một con cái đẻ khoảng 200-800 quả trứng.

* Trưởng thành thường chích hút trên các lá non, bánh tẻ hoặc dọc theo gân lá. Khi ăn, cánh của chúng thường xếp trên lưng, phần bụng như hình mái nhà, đầu chúc xuống, phần cuối bụng chổng lên cao tạo thành 1 góc 30-400 so với bề mặt lá.

* Trưởng thành thường bị hấp dẫn bởi màu vàng và màu nâu.

* Những cây ra lộc quanh năm thưòng bị gây hại nặng.

Biện pháp phòng trừ:

Không nên trồng các cây cảnh thuộc họ cam quýt như Nguyệt Quới, Cần Thăng, Kim Quýt…gần các vườn chanh, cam, quýt.

Cắt tỉa cành, bón phân, tưới nước… điều khiển các đợt lộc ra tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rầy chổng cánh.

Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá Greening trong vườn đem tiêu hủy để giảm nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe.

Trồng cây chắn gió quanh vườn để hạn chế sự di chuyển của rầy.

Sử dụng bẫy dính màu vàng để theo dõi phát hiện rầy.

Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch trong vườn phát triển (các loại ong ký sinh, kiến vàng…).

Phun thuốc khi cây ra đọt non tập trung, có thể dùng các loại thuốc: Sagometro 50WG, Schezgold 500WG, Sairifos 585EC phối hợp Butyl 10WP, 400SC…, hoặc Sairifos 585EC với Dầu khoáng SK EnSpray 99EC.

KS ĐỖ CÔNG HOÀNG

 

Tin cùng loại

Nông nghiệp đô thị là một khái niêm không mới, nhưng phổ biến thời gian gần đây. Thực tế hiện nay ở các thành phố lớn, người dân thành thị có nhu cầu trồng hoa cảnh trước sân nhà

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao. Thị trường tiêu thụ sầu riêng hiện nay đang rộng mở, nguồn lợi đem lại từ xuất khẩu sầu riêng của nước ta là rất lớn

Xoài là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào khả năng đầu tư kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại. Thán thư là một loại bệnh phổ biến thường gặp trên cây xoài.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quý bà con nông dân trong việc chọn lựa sử dụng sản phẩm mới thay thế các sản phẩm trừ cỏ do độc hại cao đã bị loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở nước ta như thuốc chứa hoạt chất Glyphosate, Paraquat, 2,4 D

Lúa là cây trồng chính và quan trọng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại thường bộc phát.

Xuất hiện lần đầu tiên trên cây cao su năm 1975 tại Malaysia và sau đó ít thấy xuất hiện nên được xem là loại bệnh không quan trọng. Tuy nhiên năm 2016, dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Campuchia và Việt Nam.

 Vào mùa khô nên phun định kỳ ( 7 đến 10 ngày một lần), một trong các loại thuốc sau :  (1) Saimida 100SL, (2)  Sec Saigon 10, 25EC, (3) Sairifos 585EC ( + Dầu SK Enspray 99EC) , (5) Rải Sargent 6GR, Diaphos 10GR (trừ rệp sáp gốc)...

Thời gian gần đây, rầy phấn trắng hại lúa xuất hiện và gây hại nhiều trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cữu Long, nhất là Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Xuất khẩu sầu riêng hiện là đề tài nổi bật trong các cuộc gặp gỡ của hầu hết các nhà nông trên cả nước. Bên cạnh đó, hiện tượng sượng múi sầu riêng cũng được các nhà nông quan tâm không kém. Vậy hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nó.

Phân bón lá TANO 601 của công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn được đánh giá như là 1 loại phân bón đa năng, vì có thể sử dụng được ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, và cho hầu hết các loại cây trồng.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi